Quá trình thành lập và phát triển Bệnh viện Quận 4

Quá trình thành lập và phát triển Bệnh viện Quận 4
Bệnh viện Quận 4 được thành lập vào ngày 13 tháng 4 năm 2007, chính thức hoạt động vào tháng 7 năm 2007 sau khi tách từ Trung tâm Y Tế Quận 4. Tháng 4 năm 2014, bệnh viện được nâng từ bệnh viện Hạng III thành bệnh viện Hạng II theo Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh viện Quận 4 được thành lập vào ngày 13 tháng 4 năm 2007, chính thức hoạt động vào tháng 7 năm 2007 sau khi tách từ Trung tâm Y Tế Quận 4. Tháng 4 năm 2014, bệnh viện được nâng từ bệnh viện Hạng III thành bệnh viện Hạng II theo Quyết định số 1900/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Quận 4 trực thuộc Ủy ban nhân dân Quận 4 và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Quận 4 với diện tích hiện hữu: 4.018m2, tại địa chỉ: 63-65 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4 gồm 03 dãy: khu A, B: 01 trệt 4 lầu, khu C: 01 trệt 3 lầu với diện tích sàn xây dựng: 6.230 m2 và số 2 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4, gồm 01 trệt 2 lầu với diện tích khu vực là 437m2.  Mặt bằng tầng trệt làm khu nhận bệnh của bệnh viện, 2 lầu trên giao cho Trung tâm Y tế Dự Phòng Quận 4 mượn tạm trong khi chờ xây Trung tâm Y tế Dự phòng mới. Bệnh viện đang chuẩn bị khởi công xây dựng Dự án công trình Xây dựng, mở rộng và cải tạo Bệnh viện Quận 4 tại số 1-3-5 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4.


Hiện tại cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm:

- Ban Giám đốc: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- 04 phòng chức năng: phòng Tổ chức – Hành chính quản trị, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Điều dưỡng.
- 13 Khoa: Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc, Khám bệnh, Nội, Nhi, Ngoại, Sản, Liên chuyên khoa, Y học cổ truyền, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dinh dưỡng.


Bệnh viện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ:

1. Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh:
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú;
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước;
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa;
- Tổ chức giám định sức khỏe khi có yêu cầu;
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

2. Đào tạo cán bộ y tế:
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế;
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

3. Nghiên cứu khoa học về y học:
- Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu;
- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
- Lập kế hoạch và chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị;
- Tổ chức chỉ đạo các phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

5. Phòng bệnh:
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch;
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

6. Hợp tác quốc tế:
- Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

7. Quản lý kinh tế y tế:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí;
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài, và các tổ chức kinh tế;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện.