Lợi ích của tiêm chủng

Đăng lúc: Thứ năm - 17/11/2016 11:12
Lợi ích của tiêm chủng

Lợi ích của tiêm chủng

Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, được thực hiện bằng cách đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại vi-rút, vi khuẩn đó khi nó xâm nhập vào cơ thể.
LỢI ÍCH CỦA TIÊM CHỦNG


A.    Tiêm chủng là gì?
Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất, được thực hiện bằng cách đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể người chưa từng bị nhiễm bệnh và hệ thống miễn dịch còn nguyên vẹn để kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại vi-rút, vi khuẩn đó khi nó xâm nhập vào cơ thể.

B.     Tại sao cần tiêm chủng?
Các bệnh truyền nhiễm gây ra rất nhiều tác hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều nhất do các bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ tạo ra sức đề kháng chống lại một số bệnh nguy hiểm mà còn giúp người bệnh tránh được nguy cơ suy dinh dưỡng, nguy cơ tàn tật và nguy cơ tử vong. Vì thế, tiêm chủng là công việc cấp bách và rất cần thiết đối với sức khỏe của tất cả mọi người.
 

C.    Những bệnh nào hiện đã có vắc-xin chủng ngừa tại Việt Nam?
1. Đậu mùa
2. Bạch hầu
3. Viêm gan siêu vi A, B
4. Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Heamophilus influenzea (Hib)
5. Ung thư cổ tử cung và sùi mào gà sinh dục
6. Cúm mùa
7. Viêm não Nhật Bản
8. Sởi
9. Viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu
10. Quai bị
11. Ho gà
12. Viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
13. Bại liệt
14. Dại
15. Tiêu chảy do vi-rút Rota
16. Rubella
17. Zona
18. Thủy đậu
19. Uốn ván
20. Lao
21. Thương hàn
22. Sốt vàng

 
D.    Những bệnh nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho trẻ em và lịch tiêm chủng?
Lứa tuổi

Loại vắc-xin
Lịch tiêm
Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt) §  Lao (BCG)
§  Viêm gan B (Trong 24 giờ đầu sau sinh)
§  1 mũi
§  1 mũi sơ sinh
2 tháng tuổi §  Bại liệt
§  Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
§  Mũi 1
§  Mũi 1
3 tháng tuổi §  Bại liệt
§  Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
§  Mũi 2
§  Mũi 2
4 tháng tuổi §  Bại liệt
§  Vắc-xin phối hợp: Bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - viêm gan B - Hib
§  Mũi 3
§  Mũi 3
9 tháng tuổi §  Sởi §  Mũi 1
18 tháng tuổi §  Sởi
§  Bạch hầu - ho gà - uốn ván
§  Mũi 2
§  Tiêm nhắc
Từ 1 – 5 tuổi §  Viêm não Nhật Bản* §  Mũi 1
§  Mũi 2 (2 tuần sau mũi 1)
§  Mũi 3 (1 năm sau mũi 2)
Từ 2 – 5 tuổi §  Tả* §  2 lần uống (lần 2 sau lần 1 hai tuần)
Từ 3 – 5 tuổi §  Thương hàn* §  Tiêm 1 mũi duy nhất

Ghi chú: * chỉ tiêm chủng ở một số vùng.
Tất cả vắc-xin dùng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đều miễn phí.


Vì tương lai trẻ thơ, hãy đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Từ khóa:

tiêm chủng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

VIDEO CHỌN LỌC

THƯ VIỆN MEDIA

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến vấn đề nào khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện?

Chất lượng khám chữa bệnh.

Các chi phí phải thanh toán.

Thái độ phục vụ của nhân viên

Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện

Tất cả các phương án trên

LƯỢT TRUY CẬP

  • Đang truy cập: 585
  • Khách viếng thăm: 569
  • Máy chủ tìm kiếm: 16
  • Hôm nay: 144447
  • Tháng hiện tại: 603304
  • Tổng lượt truy cập: 59497294

TIN MỚI

LIÊN KẾT WEBSITE






// //
// //
//
//