Bệnh bại liệt

Đăng lúc: Thứ năm - 17/11/2016 10:53
Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt

Bệnh bại liệt đã được thanh toán ở Việt nam và nhiều nước trên thế giới từ năm 2000 nhưng thời gian gần đây bệnh đã xuất hiện trở lại ở một số nước, đe dọa sức khỏe cộng đồng và có khả năng lây sang nhiều nước khác nếu không có biện pháp phòng bệnh.
BỆNH BẠI LIỆT
 

A.Bệnh bại liệt là gì và lây lan như thế nào?
·        Bệnh bại liệt đã được thanh toán ở Việt nam và nhiều nước trên thế giới từ năm 2000 nhưng thời gian gần đây bệnh đã xuất hiện trở lại ở một số nước, đe dọa sức khỏe cộng đồng và có khả năng lây sang nhiều nước khác nếu không có biện pháp phòng bệnh.
·        Bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút đường ruột gây ra có thể lây truyền thành dịch.
·        Trẻ em và người lớn đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
·        Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa: trực tiếp từ phân - miệng hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống, tay và dụng cụ bị nhiễm vi-rút từ phân người bệnh. Một số ít lây qua đường hầu họng. Ruồi nhặng cũng là tác nhân vận chuyển vi-rút từ phân người bệnh sang thức ăn, nước uống. Người bệnh có khả năng đào thải vi-rút trong 10 ngày trước và sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
·        Vi-rút bại liệt vào cơ thể người phát triển trong ruột sau đó xâm nhập vào hạch bạch huyết, từ đó xâm nhập vào hệ thần kinh và có thể gây liệt vĩnh viễn.
·        Nhiều người bị nhiễm vi-rút bại liệt không có triệu chứng nhưng phân của họ có chứa vi-rút và lây lan cho người lành.



B.Dấu hiệu thường gặp của bệnh bại liệt?
·        Sốt đột ngột.
·        Mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
·        Đau cơ, cứng gáy.
·        Khó thở.
·        Yếu hoặc liệt tay, chân, thường chỉ một bên.

C.Bệnh bại liệt có những biến chứng và di chứng nào?
·        Suy hô hấp cấp do liệt cơ hô hấp dễ dẫn đến tử vong.
·        Tàn tật vĩnh viễn do liệt vận động tay, chân, biến dạng của hông, mắt cá chân và bàn chân.

D.    Làm sao phòng ngừa được bệnh?
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể để lại những di chứng rất nặng nề cho người bệnh và gia đình. Do đó, cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa chủ động sau:
·        Cho trẻ uống vắc-xin bại liệt (OPV) đủ 3 lần vào tháng thứ 2, 3 và 4 sau khi sinh. Cho trẻ uống thêm các đợt vắc xin khi có thông báo của y tế địa phương.
·        Rửa tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng cho trẻ, người chăm sóc trẻ: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn; trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.
·        Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
·        Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm và dụng cụ chế biến phải sạch, giữ vệ sinh trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Ăn chín, uống chín.
·        Đảm bảo vệ sinh môi trường: nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân và chất thải cần được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

·        Khi có những dấu hiệu bệnh, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được cách ly, điều trị kịp thời và thông báo với cơ sở y tế tại địa phương để có biện pháp phòng lây bệnh ra cộng đồng.
Từ khóa:

bại liệt

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

VIDEO CHỌN LỌC

THƯ VIỆN MEDIA

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến vấn đề nào khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện?

Chất lượng khám chữa bệnh.

Các chi phí phải thanh toán.

Thái độ phục vụ của nhân viên

Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện

Tất cả các phương án trên

LƯỢT TRUY CẬP

  • Đang truy cập: 557
  • Khách viếng thăm: 517
  • Máy chủ tìm kiếm: 40
  • Hôm nay: 154935
  • Tháng hiện tại: 376888
  • Tổng lượt truy cập: 59270878

TIN MỚI

LIÊN KẾT WEBSITE






// //
// //
//
//