Phác đồ điều trị Loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori

Phác đồ điều trị Loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori
Phác đồ điều trị Loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori


I. Loét dạ dày – tá tràng có nhiễm HP (Active HP-associated ulcer):

Phác đồ chung:

PPI + AC/AM/MC/BMT.
(PPI: Omeprazole 20mg/Lanzoprazole 30mg/Pantoprazole 40mg/Rabeprazole 10mg).
Uống thuốc 2 lần/ngày, trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp với:

+ Phác đồ 1: 
PPI/RBC + ACAC
Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
Hoặc: RBC 400mg x 2 lần/ngày+ AC

+ Phác đồ 2:
PPI + MC
Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.

+ Phác đồ 3:
PPI + AM:
Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày.

+ Phác đồ 4:
PPI + BMT
Bismuth subsalicylate 2v x 4 lần/ngày, kết hợp với:
Metronidazole 250mg x 4 lần/ngày + Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày.
Điều trị từ 1 đến 2 tuần tấn công sau đó duy trì bằng PPI ngày 1 lần vào buổi sáng trước ăn trong 4 – 8 tuần.
         
* Các phác đồ thường dùng theo thứ tự ưu tiên như sau: 
– OAC: Omeprazole + Amoxicilline + Clarithromycine.
– OMC: Omeprazole + Metronidazole + Clarithromycine.
 OAM: Omeprazole + Amoxicilline + Metronidazole.

II. Tái nhiễm HP không kèm loét:
– Phác đồ 4 thuốc: PPI + BMT trong 1 tuần, hoặc:
– Phác đồ 3 thuốc: PPI + 2 kháng sinh trong 1 tuần.

III. Tái nhiễm HP có kèm loét tái phát:
– Phác đồ 4 thuốc hoặc 3 thuốc trong 1 tuần, sau đó, nếu:
+ Loét hành tá tràng có/không biến chứng: PPI/kháng H2 receptor trong 3 tuần, hoặc:
+ Loét dạ dày điều trị như loét hành tá tràng nhưng thời gian điều trị là 5 tuần.

IV. Loét tái phát không kèm tái nhiễm HP:
Tìm nguyên nhân như: NSAIDs, hội chứng Zollinger-Ellison…
– PPI/kháng H2 receptor x 4 – 6 tuần tùy theo loét dạ dày hay tá tràng.

V. Loét dạ dày – tá tràng không có nhiễm HP (Active ulcer not attributable to HP):

1. Do dùng thuốc NSAIDs, Corticoid, u ác tính dạ dày:

a. Thuốc ức chế bơm Proton:
– Loét hành tá tràng không biến chứng: 
+ Omeprazole 20mg/Lansoprazole 15mg/ngày x 4 tuần.
– Loét dạ dày hoặc loét có biến chứng:
+ Omeprazole 20mg x 2 /Lansoprazole 30mg x 6 – 8 tuần.

b. Thuốc đối kháng H2 receptor:
– Loét hành tá tràng không biến chứng:
Cimetidine 800mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 300mg x 2 /Famotidine 40mg lúc ngủ trong 6 tuần.
– Loét dạ dày:
Cimetidine 400mg x 2 /Ranitidine/Nizatidine 150mg x 2 /Famotidine 20mg x 2 trong 8 – 12 tuần.
Loét có biến chứng không khuyến cáo dùng thuốc đối kháng H2 receptor.

c.  Sulcralfate 1g x 4 trong trường hợp loét hành tá tràng không biến chứng.

2.  Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison:
PPI: Omeprazole/Lansoprazole 60mg/ngày.

VI. Điều trị dự phòng giảm loét:
Dự phòng khi có loét hoặc biến chứng từ trước, sử dụng NSAIDs, corticoid, thuốc kháng đông, người già > 70 tuổi.
– Điều trị tấn công:
g x 4lần/ngày, hoặc:g+ Misoprostol (Cytotec) 100 – 200
+ PPI x 2 lần/ngày.
– Điều trị duy trì:
Thuốc đối kháng H2 receptor:Cimetidine 400-800mg/Ranitidine/Nizatidine 150-300mg/Famotidine 20-40mg, uống lúc đi ngủ.
————————————————
Từ viết tắt:
– PPI: Proton pump inhibitors.
– RBC (Ranitidine Bismuth Citrate).
– AC: Amoxicicline + Clarithromycin.
– AM: Amoxicicline + Metronidazole.
– MC: Metronidazole + Clarithromycin.
– BMT: Bismuth subsalicylate + Metronidazole + Tetracyclin.
Có thể thay Metronidazole bằng Tinidazole.
– HP: Helicobacter pylori.
– NSAIDs: Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs.
————-oOo————-
Tài liệu tham khảo
1. Trần Thiện Trung – Viêm loét dạ dày – tá tràng và vai trò của Helicobacter pylori, NXB Y học, 2002.
2. Current – Medical Dignosis & Treatment – Peptic Ulcer Disease, p. 599-605, 39th Edition 2000.
3. John Del valle – Peptic Ulcer Disease and Related Disorders – Harrison’s Principles of Internal Medicine – 15th Edition (CD Disk).