2. Nước ép thịt ngỗng: thịt ngỗng 500g làm sạch, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho người đái tháo đường.
3. Cháo rau cần tây: cần tây tươi 60g, gạo tẻ 80g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Dùng tốt cho người đái tháo đường, tăng huyết áp.
4. Vịt nấu ngọc trúc: ngọc trúc 50g, xa sâm 50g, vịt nửa con, hành tây 1 củ, gừng tươi 6g. Vịt làm sạch, nấu với xa sâm, ngọc trúc, đầu tiên đun lửa to cho chín, sau đun nhỏ lửa trong 1 giờ cho chín nhừ, vớt bỏ bã thuốc, cho gia vị. Dùng cho người đái tháo đường, người bệnh viêm teo niêm mạc.
5. Tim lợn nấu ngọc trúc: tim lợn 150g, gừng tươi 15g, hành sống 15g. Ngọc trúc nấu lấy nước bỏ bã để sẵn. Tim lợn thái nhỏ, cho cùng nước gừng, hành, ớt tươi luộc chín, đổ tiếp nước ngọc trúc vào đun cho tim lợn chín nhừ. Thêm nước hàng, muối mắm, đường trắng, bột ngọt, cho ra đĩa, khi nguội và đông, cho dầu vừng đã đun sôi để nguội lên là được. Thích hợp cho người bệnh đái tháo đường, mạch vành, bệnh tim phổi, lao phổi.
6. Lòng bò nấu dấm chua: dạ dày bò 200g thái lát, nấu với dấm và gia vị thành dạng súp. Dùng cho người đái tháo đường có suy nhược biểu hiện hay choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.
7. Chè đậu lạc nhân: lạc nhân 100g, đậu tương 250g. Hai thứ cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), thêm đường cát hoặc đường trắng, nước sôi vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu tương vỡ nát, nước cô lại thành dịch đặc màu nâu tro là được, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng tốt cho người đái tháo đường, viêm thận mạn phù nề, sản phụ ít sữa tắc sữa, tăng huyết áp, táo bón, ho khan.
BS. Tiểu Lan
y học, cổ truyền, phạm vi, nguyên nhân, chủ yếu, tân thanh, kết hợp, chặt chẽ, chế độ, ăn uống, luyện tập, giới thiệu, món ăn, hỗ trợ
Mã an toàn:
Ý kiến bạn đọc