Bệnh tiêu chảy cấp

Đăng lúc: Thứ năm - 17/11/2016 10:35
Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày (hoặc đi tiêu nhiều lần hơn bình thường). Một đợt tiêu chảy cấp thường kéo dài khoảng 5-7 ngày và không quá 14 ngày.
BỆNH TIÊU CHẢY CẤP


A.    Bệnh tiêu chảy cấp là gì và lây lan như thế nào?
·        Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày (hoặc đi tiêu nhiều lần hơn bình thường). Một đợt tiêu chảy cấp thường kéo dài khoảng 5-7 ngày và không quá 14 ngày.
·        Tiêu chảy thường là dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột, do nhiễm:
-        Vi khuẩn gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ
-        Vi-rút đường ruột: Rotavirus.
-        Ký sinh trùng đường ruột.
-        Ngoài ra, có thể do nhiễm độc hóa chất, dị ứng thức ăn.
·        Bệnh lây nhanh, dễ gây thành dịch lớn và có thể tử vong cao.
·        Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng một số đối tượng dễ mắc là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, người bị suy giảm miễn dịch.
·        Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, chủ yếu là đường phân - miệng qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn:
-        Do thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh.
-        Do không rửa tay, vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn.
-        Do không bảo quản thức ăn đúng cách (ruồi nhặng bâu đậu, thức ăn để lâu, để ở nhiệt độ không đúng quy định).

B.     Dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp?
·        Tiêu chảy liên tục, kéo dài.     ·  Người mệt lả do mất nước và điện giải.
·        Nôn ra thức ăn hoặc nước.      ·  Chân tay lạnh, có thể dẫn đến trụy tim mạch.



C.    Bệnh có những biến chứng nào?
·        Nếu không được bù nước và điện giải kịp thời sẽ suy kiệt và có thể dẫn đến tử vong.
·        Trẻ bị suy dinh dưỡng do trẻ chán ăn hoặc do gia đình không cho trẻ ăn.

D.    Người bệnh cần nhập viện khi có những dấu hiệu nào?
·        Đi tiêu nhiều lần, phân lỏng.                                        ·  Ăn uống kém hoặc bỏ bú.
·        Nôn nhiều.                                                                    ·  Kích thích, vật vã.
·        Mất nước: Mắt trũng, khô mắt, khô miệng, khô da.    ·  Khát nước. 
         
E.     Làm sao phòng ngừa được bệnh?
·        Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
·        Thường xuyên rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ với nước sạch và xà phòng: trước và sau khi chăm sóc trẻ; trước khi cho trẻ ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi.
·        Vệ sinh môi trường: Nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi, vệ sinh nhà cửa hàng ngày, diệt ruồi.
·        Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống chín.
·        Bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước sạch.
·        Trẻ phải được tiêm chủng vắc-xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm phòng bệnh sởi.

F.     Chăm sóc tại nhà khi mắc bệnh và phòng lây nhiễm cho cộng đồng?
Chỉ được chăm sóc người bệnh tại nhà sau khi đã được bác sĩ thăm khám hướng dẫn; các dấu hiệu bệnh nhẹ; đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn, cách ly và tẩy trùng tốt môi trường để tránh lây nhiễm cho người khác.
·        Cho người bệnh uống nhiều nước để ngừa mất nước.
·        Sử dụng dung dịch Oresol (ORS) để bù nước (Mỗi gói pha với 1 lít nước chín để nguội, cho người bệnh uống từ từ và không uống phần dư để quá 24 giờ). Nếu không có ORS có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối - 8 muỗng cà phê đường - 1 lít nước cho người bệnh uống.
·        Cho trẻ ăn, bú nhiều bữa hơn, ăn thức ăn dễ tiêu như cháo thịt nấu với cà rốt, khoai tây.
·                 Bổ sung kẽm: 20mg kẽm nguyên tố/ngày trong vòng 14 ngày để sớm phục hồi sức khỏe.
·        Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy.
·                 Theo dõi lượng nước uống bù, lượng thức ăn, số lần đi tiêu, số lượng phân, màu phân.
·        Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước (khô mắt, khô miệng, khô da) để kịp thời đưa người bệnh nhập viện.
·        Chất thải của người bệnh phải được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
·        Thông báo cho cơ sở y tế tại địa phương để xử lý kịp thời.

G.    Phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện?
·        Nằm cách ly hạn chế tiếp xúc với người khác.
·        Người bệnh, người chăm sóc, người thăm bệnh cần rửa tay thường xuyên .
·        Người bệnh, người chăm sóc không đi qua các phòng bệnh khác.
·        Bảo đảm vệ sinh trong ăn, uống.
·        Thông thoáng phòng bệnh.
·        Không sử dụng chung các vật dụng của những người bệnh khác.
·        Chất thải của người bệnh phải được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

·        Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với những người bệnh khác phòng lây những bệnh qua đường hô hấp.
Từ khóa:

tiêu chảy cấp

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

VIDEO CHỌN LỌC

THƯ VIỆN MEDIA

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm đến vấn đề nào khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện?

Chất lượng khám chữa bệnh.

Các chi phí phải thanh toán.

Thái độ phục vụ của nhân viên

Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện

Tất cả các phương án trên

LƯỢT TRUY CẬP

  • Đang truy cập: 390
  • Khách viếng thăm: 383
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 90983
  • Tháng hiện tại: 1969050
  • Tổng lượt truy cập: 27299091

TIN MỚI

LIÊN KẾT WEBSITE